Danh mục bệnh
Danh mục sản phẩm
Hỗ trợ Trực tuyến

HOTLINE
Tin tức nổi bật
-
Cách tăng IQ cho thai nhi
-
Kỹ thuật lấy mẫu phết tế bào cổ tử cung
-
Các dấu hiệu nhận biết u xơ tử cung sớm
-
Dây rốn quấn cổ thai nhi có gây nguy hiểm cho mẹ và bé ...
-
Siêu âm 4D để làm gì?
-
Siêu âm nhũ - Tầm soát ung thư vú
-
Ra máu bất thường sau mãn kinh
-
Ung thư cổ tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng...
-
Tầm soát ung thư cổ tử cung: Giải đáp thắc mắc
-
Bệnh đái tháo đường thai kỳ
-
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị đái tháo đường thai...
-
Bánh nhau và những điều mẹ cần biết
-
Nhau tiền đạo và những biến chứng nguy hiểm trong thai k...
-
Nhau bong non - Có nguy hiểm không?
-
Nhau cài răng lược - Nguy cơ cho cả mẹ và bé
Thống kê truy cập
- Đang online: 4
- Tổng truy cập: 878720
1. Siêu âm 4D là gì?
Siêu âm 4D hay còn gọi là siêu âm 4 chiều (gồm 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thông qua việc sử dụng dụng cụ là đầu dò để thu được hình ảnh thai nhi qua sóng âm. Đây là phương pháp siêu âm tiên tiến nhất giúp quan sát trực tiếp hình ảnh và hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ tại thời điểm siêu âm. Phương pháp này được chỉ định thực hiện nhằm đánh giá tình trạng phát triển của bé và sàng lọc dị tật thai nhi nếu có.
Siêu âm 4D cho phép cha mẹ quan sát được các vận động của bé và có thể lưu giữ thành đoạn video để làm kỷ niệm. Đây là một trong những bước tiến nổi bật của phương pháp này so với những loại hình siêu âm trước đó, cha mẹ có thể chia sẽ video được lưu cho gia đình để cùng lan tỏa niềm vui và lưu giữ những cảm xúc khi bé con còn ở trong bụng mẹ.
2. Ý nghĩa của việc siêu âm thai 4D?
Phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển khác nhau của thai kỳ mà bác sĩ sẽ khuyến cáo sử dụng các phương pháp siêu âm khác nhau cho phù hợp. Thông thường ở giai đoạn đầu, khi thai nhi mới chỉ hình thành phôi thai và chưa phát triển đến hình thái rõ ràng, mẹ bầu nên sử dụng phương pháp siêu âm thai 2D để đánh giá được tổng thể về cấu trúc thai.
Khi thai nhi đến giai đoạn thai lớn hơn bắt đầu phát triển các cơ quan thì phương pháp siêu âm 4D được khuyến cáo sử dụng để giúp bác sĩ nhìn rõ và đánh giá được mức độ dị tật bẩm sinh của thai nhi (nếu có) như sứt môi, hở hàm ếch, chân, tay thiếu ngón, hội chứng Down,…
Không chỉ có vậy, việc có thể nhìn ngắm con yêu khi đã phát triển đầy đủ các bộ phận thông qua siêu âm 4D cũng mang lại những giây phút xúc động cho cha mẹ, khi thấy được cả những biểu cảm đầu tiên của con, những hoạt động con bắt đầu thể hiện ngay từ khi con đang hình thành ý thức trong bụng mẹ như mỉm cười, đạp chân, mút ngón tay,…
3. Nên siêu âm 4D vào thời điểm nào?
Siêu âm 4D giúp phát hiện 80-85% dị tật thai nhi. Theo đó, siêu âm 4D nên được thực hiện ở những thời điểm tuần 20-25, nhằm xác định, loại trừ các dị tật của thai nhi:
- Về đầu – mặt – ống thần kinh như sứt môi – hở hàm ếch, não úng thủy, không phân chia não trước, dãn não thất, giãn hố sau, bất sản thể chai, thoát vị màng não tủy…
- Về tim – phổi – lồng ngực như bệnh lý tim mạch (thông liên thất, đảo gốc động mạch, thất phải 2 đường ra, thiểu sản tâm thất phải – tâm thất trái…); bệnh lý phổi (phổi biệt lập, bệnh phổi tuyến nang, tràn dịch màng phổi…); bệnh lý lồng ngực (hẹp lồng ngực, thoát vị hoành…).
- Về các cơ quan trong ổ bụng như bệnh lý ống tiêu hóa (thoát vị rốn, hẹp tá tràng…), bệnh lý về cơ quan tiết niệu (thận đa nang, bất sản thận, thiểu sản thận…), các cấu trúc dạng nang trong ổ bụng (nang gan, nang ruột đôi, nang mạc treo, nang buồng trứng…).
- Bệnh lý về chân tay – cơ quan vận động như tay chân khoèo, thiểu sản xương quay, bất sản xương sụn…