Danh mục bệnh
Danh mục sản phẩm
Hỗ trợ Trực tuyến
HOTLINE
Tin tức nổi bật
- Cách tăng IQ cho thai nhi
- Kỹ thuật lấy mẫu phết tế bào cổ tử cung
- Các dấu hiệu nhận biết u xơ tử cung sớm
- Dây rốn quấn cổ thai nhi có gây nguy hiểm cho mẹ và bé ...
- Siêu âm 4D để làm gì?
- Siêu âm nhũ - Tầm soát ung thư vú
- Ra máu bất thường sau mãn kinh
- Ung thư cổ tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng...
- Tầm soát ung thư cổ tử cung: Giải đáp thắc mắc
- Bệnh đái tháo đường thai kỳ
- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị đái tháo đường thai...
- Bánh nhau và những điều mẹ cần biết
- Nhau tiền đạo và những biến chứng nguy hiểm trong thai k...
- Nhau bong non - Có nguy hiểm không?
- Nhau cài răng lược - Nguy cơ cho cả mẹ và bé
Thống kê truy cập
- Đang online: 2
- Tổng truy cập: 983321
1. Tổng quan về nhau thai
Nhau thai là cơ quan hình thành bên trong tử cung khi mẹ mang thai, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Bên cạnh đó, nhau thai còn bảo vệ thai nhi khỏi những tác động từ cơ thể mẹ và môi trường bên ngoài. Chính vì thế, những bệnh lý từ mẹ đều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi khi còn ở trong bụng mẹ.
Bánh nhau có hình tròn, đường kính khoảng 15cm, nặng khoảng 1/6 trọng lượng của thai nhi (khoảng 400 – 500g), dày 2,5 – 3cm. Mỗi bánh nhau gồm 15 – 20 múi, giữa các múi là các rãnh nhỏ.
Nhau thai bám vào thành tử cung của mẹ và dây rốn của thai nhi, được gắn vào phía trên, phía trước, bên hông hoặc phía sau tử cung. Một số ít trường hợp nhau thai có thể bám vào vùng tử cung dưới, thậm chí là ngay trên cổ tử cung. Khi nhau thai bám thấp, chính là biến chứng nhau tiền đạo và có thể gây nguy hiểm cho thai kỳ.
2. Nhau tiền đạo là gì?
Nhau tiền đạo (còn được gọi là rau tiền đạo) là tình trạng nhau thai bám vào đoạn dưới tử cung và cổ tử cung, che mất một phần hoặc che kín cổ tử cung, làm cản trở đường đi của thai nhi khi chuyển dạ. Đối với thai kỳ bình thường, nhau thai sẽ bám vào mặt trước hoặc mặt sau của phần đáy tử cung.
Dựa vào vị trí bám, nhau tiền đạo được phân chia thành 4 loại:
Nhau bám thấp (Type 1): khi bờ dưới bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung nhưng chưa đến lỗ trong cổ tử cung, cách lỗ trong cổ tử cung <2cm.
Nhau bám mép (Type 2): bờ dưới bánh nhau bám đến sát lỗ trong cổ tử cung.
Nhau tiền đạo bán trung tâm (Type 3): bờ dưới bánh nhau phủ qua và che kín một phần lỗ trong cổ tử cung.
Nhau tiền đạo trung tâm (Type 4): bánh nhau phủ qua và che kín hoàn toàn lỗ trong cổ tử cung. Bánh nhau che kín hoàn toàn lỗ trong cổ tử cung, chiếm tỷ lệ 20-30% các trường hợp.
3. Nguyên nhân gây ra nhau tiền đạo
Nguyên nhân chính xác gây ra nhau tiền đạo vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, thống kê cho thấy nhau tiền đạo thường xuất hiện ở những đối tượng sau:
- Hút thuốc lá hoặc sử dụng cocaine.
- Tuổi mẹ trên 35
- Mang thai nhiều lần
- Sảy thai, nạo hút thai nhiều lần.
- Có nhau tiền đạo ở lần mang thai trước.
- Có sẹo mổ trên tử cung như sẹo mổ lấy thai, mổ bóc u xơ tử cung…
- Viêm nhiễm tử cung
4. Triệu chứng thường gặp
Dấu hiệu nhau tiền đạo khác nhau tùy vào thể lâm sàng và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Tuy nhiên, thai phụ có thể nhận biết hiện tượng này thông qua các triệu chứng khi mang thai gồm:
- Xuất huyết âm đạo bất thường (máu có màu đỏ tươi, đôi khi có lẫn máu cục) nhưng không gây đau đớn, có thể thấy ở 3 tháng cuối thai kỳ;
- Hiện tượng xuất huyết có thể xảy ra tự nhiên và tự cầm đột ngột mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này có thể tái phát sau vài ngày hoặc vài tuần với lượng máu ngày càng tăng;
- Một số thai phụ có thể đối mặt với tình trạng xuất huyết kèm các cơn đau bụng do tử cung co thắt.
5. Biến chứng của nhau tiền đạo nguy hiểm như thế nào?
Nhau tiền đạo có thể dẫn đến tình trạng băng huyết trong thai kỳ và ngay cả khi sinh, gây nhiều nguy hiểm, đe dọa tính mạng cả thai phụ và thai nhi, cụ thể:
Nguy cơ cho mẹ: Ra huyết âm đạo nhiều hoặc tái phát nhiều lần, đặc biệt là ở 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu ra huyết quá nhiều và không được can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ.
Nguy cơ cho thai nhi:
- Thai chậm tăng trưởng trong tử cung hoặc suy thai.
- Mổ lấy thai sớm hoặc sinh non khiến trẻ có nguy cơ cao suy hô hấp và tử vong vì non tháng.
- Ngôi thai bất thường: ngôi ngang, ngôi mông.
6. Phương pháp chẩn đoán
Việc chẩn đoán được thực hiện thông qua phương pháp siêu âm. Qua đó có thể xác định được vị trí bánh nhau bám ở vùng nào của tử cung như mặt trước, mặt sau, đáy, thân, bám thấp, bán trung tâm hay tiền đạo trung tâm.
Các phương pháp siêu âm cũng có ý nghĩa trong chẩn đoán nhau tiền đạo biến chứng nhau cài răng lược. Hình ảnh siêu âm cho thấy khoảng cách giữa bánh nhau và thành bàng quang thu hẹp lại, mạch máu xuyên qua thành cơ tử cung đến thành bàng quang trên phổ siêu âm doppler. Biến chứng này thường được khuyến cáo thực hiện siêu âm phát hiện sớm từ sau tuần thai thứ 28.
7. Cần lưu ý gì khi được chẩn đoán nhau tiền đạo?
Khi được chẩn đoán nhau tiền đạo, bạn cần lưu ý đến tình trạng ra huyết âm đạo. Nếu có ra huyết âm đạo nhiều, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí cấp cứu.
Khám thai theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế đối với một thai kỳ nguy cơ cao. Nên nghỉ ngơi, hạn chế đi lại nhiều, tránh đi chơi xa, không làm việc nặng và kiêng giao hợp.
Không có biện pháp chữa khỏi nhau tiền đạo. Mục tiêu của việc điều trị là kiểm soát và hạn chế chảy máu cho đến khi thai đủ tháng hoặc có khả năng sống được sau sinh.
Mổ lấy thai chủ động đối với những trường hợp nhau tiền đạo trung tâm, bán trung tâm hoặc mổ cấp cứu khi ra huyết âm đạo nhiều tiến triển. Riêng với trường hợp nhau bám thấp, bạn có thể sinh ngả âm đạo được nếu không có các chống chỉ định khác.
8. Phòng ngừa nhau tiền đạo bằng cách nào?
Để có một thai kỳ khỏe mạnh và quá trình sinh nở an toàn, tránh được những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, thai phụ nên:
- Hạn chế mang thai khi đã lớn tuổi, không khuyến cáo mang thai khi đã có đủ con;
- Tuân thủ đúng các chỉ định mổ lấy thai để tránh sẹo tử cung không cần thiết;
- Không hút thuốc lá, cũng như tránh hít phải khói thuốc lá khi mang thai;
- Nghỉ ngơi, tránh việc nặng nhọc;
- Đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác khi có những dấu hiệu kể trên;
- Nhập viện theo dõi khi được chẩn đoán mắc bệnh ở những tháng cuối thai kỳ.
Có thể thấy rằng, nhau tiền đạo là một trong những biến chứng thai kỳ gây nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi. Thai phụ được chẩn đoán mắc rau tiền đạo cần được nhập viện theo dõi chặt chẽ, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ để có đánh giá chính xác, toàn diện và can thiệp thích hợp.
Các bài đăng khác
- CÁC LOẠI VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT CẦN THIẾT TRONG THAI KỲ [PHẦN 1]
- BÀ BẦU UỐNG NƯỚC DỪA HẰNG NGÀY CÓ TỐT KHÔNG? (PHẦN 2)
- MẸ BẦU UỐNG NƯỚC DỪA HẰNG NGÀY CÓ TỐT KHÔNG? (PHẦN 1)
- Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn gì tốt cho cả mẹ và con? (PHẦN 2)
- Câu hỏi thường gặp về dinh dưỡng trong giai đoạn cho con bú (PHẦN 2)