Danh mục bệnh
Danh mục sản phẩm
Hỗ trợ Trực tuyến
HOTLINE
Tin tức nổi bật
- Cách tăng IQ cho thai nhi
- Kỹ thuật lấy mẫu phết tế bào cổ tử cung
- Các dấu hiệu nhận biết u xơ tử cung sớm
- Dây rốn quấn cổ thai nhi có gây nguy hiểm cho mẹ và bé ...
- Siêu âm 4D để làm gì?
- Siêu âm nhũ - Tầm soát ung thư vú
- Ra máu bất thường sau mãn kinh
- Ung thư cổ tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng...
- Tầm soát ung thư cổ tử cung: Giải đáp thắc mắc
- Bệnh đái tháo đường thai kỳ
- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị đái tháo đường thai...
- Bánh nhau và những điều mẹ cần biết
- Nhau tiền đạo và những biến chứng nguy hiểm trong thai k...
- Nhau bong non - Có nguy hiểm không?
- Nhau cài răng lược - Nguy cơ cho cả mẹ và bé
Thống kê truy cập
- Đang online: 5
- Tổng truy cập: 980506
1. Bệnh nhau cài răng lược là gì ?
Nhau cài răng lược có tên khoa học là Placenta Accreta, là hiện tượng bệnh lý nhau không bong tróc khỏi thành tử cung sau quá trình sinh nở. Hay có thể hiểu là sự bám bất thường hoặc xâm lấn một phần hay toàn bộ bánh nhau vào lớp cơ tử cung.
Theo bình thường sau khi sinh, bánh nhau sẽ tự tách rời khỏi thành tử cung và được sổ ra ngoài, nhưng với nhau cài răng lược bánh nhau sẽ có thể cài bám vào tử cung quá sâu và không thể tự tách thành tử cung hoặc chỉ bong một phần, thậm chí xâm lấn sang các cơ quan lân cận. Và đây chính là nguyên nhân phải truyền máu, hay nhiễm trùng hậu phẫu,... thậm chí gây tử vong ở thai phụ.
2. Phân loại nhau cài răng lược?
Nhau cài răng lược được chia ra làm 3 thể khác nhau dựa trên mức độ bám dính của gai nhau.Gai nhau bám dính càng chắc, ăn vào càng sâu thì tình trạng càng nặng và nguy hiểm.
3. Những ai có nguy cơ bị nhau cài răng lược?
Tính đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân chính xác gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ khiến mẹ bầu mắc phải tình trạng nhau cài răng lược gồm:
- Nhau tiền đạo. Các nghiên cứu cho thấy mẹ bị nhau tiền đạo không kèm theo sẹo mổ cũ trên thân tử cung có khả năng tiến triển thành nhau cài răng lược từ 1-5%
- Mẹ có tiền căn sẹo mổ trên tử cung (mổ lấy thai, mổ bóc u xở tử cung,...). Ở nhóm sản phụ bị nhau tiền đạo có tiền căn mổ trên thân tử cung thì tỉ lệ nhau cài răng lược lần lượt là 11% cho vết mổ cũ 1 lần, 40% cho vết mổ cũ 2 lần, 61% cho vết mổ cũ 3 lần.
- Tiền căn hút nạo buồng tử cung.
- Tuổi mẹ. nhau cài răng lược có tỉ lệ thường gặp hơn ở nhóm sản phụ trên 35 tuổi.
- Số lần sanh con. Tỉ lệ nhau cài răng lược tăng lên theo số lần sản phụ sanh con.
4. Triệu chứng nhau cài răng lược?
Nhau cài răng lược không gây ra bất cứ triệu chứng hay dấu hiệu rõ rệt nào, chỉ vào những tháng cuối thai kỳ (tam cá nguyệt thứ ba) xuất hiện tình trạng xuất huyết âm đạo bất thường mới phát hiện ra.
Siêu âm có thể phát hiện sớm nhau cài răng lược cũng như tình trạng nhau cài răng lược ở mức độ nào, nguy hại ra sao. Nếu bạn nằm trong nhóm những người dễ bị nhau cài răng lược kể trên, đặc biệt là nhau tiền đạo thì cần xem xét cẩn thận. Thông thường, khi siêu âm thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ, các bác sĩ cũng sẽ chủ động kiểm tra kỹ hơn tình trạng nhau thai, xem gai nhau có bám quá sâu không để đưa ra phương án xử lý kịp thời.
Tuy nhiên, không phải ai bị nhau cài răng lược cũng phát hiện khi siêu âm thai. Nhiều trường hợp sau khi sinh, nhau thai không bong ra được, các bác sĩ mới chẩn đoán tình trạng này.
5. Nhau cài răng lược gây nguy hiểm gì cho mẹ và con?
- Xuất huyết cấp, nặng: nhau cài răng lược là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mất máu cấp, nặng cho sản phụ trong quá trình trước, trong và sau sanh. Khoảng 90% sản phụ nhau cài răng lược phải truyền máu, trong đó >40% truyền hơn 10 đơn vị máu. Tử vong mẹ 7% dù đã chuẩn bị kỹ, truyền máu,chăm sóc trước trong và sau phẫu thuật kỹ.
- Sanh non. Những sản phụ nhau cài răng lược có thể sẽ phải chấm dứt thai kỳ sớm nếu có biến chứng xảy ra (để bảo vệ tính mạng mẹ) trong khi thai vẫn còn non tháng. Khi đó những hệ quả của một trẻ non tháng: suy hô hấp, vàng da, nhiễm trùng, khó nuôi, thậm chí tử vong,...
6. Làm gì để phòng tránh nhau cài răng lược?
- Không nạo, hút thai
- Hạn chế sinh con sau tuổi 35
- Hạn chế sinh mổ: chỉ sinh mổ khi có chỉ định của bác sĩ
- Không nên sinh quá nhiều con: sau mỗi lần sinh, tử cung sẽ yếu dần, tăng nguy cơ mắc bệnh
- Khám thai định kỳ, siêu âm phát hiện sớm nhau cài răng lược
Phòng khám Sản phụ khoa Phước Nguyên với kinh nghiệm hơn 36 năm chăm sóc sức khỏe bà mẹ, sẽ giúp giải đáp các thắc mắc này một cách chi tiết nhất. Để được tư vấn chi tiết, Quý khách vui lòng liên lạc tới số hotline 0902 751 725.
Các bài đăng khác
- CÁC LOẠI VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT CẦN THIẾT TRONG THAI KỲ [PHẦN 1]
- BÀ BẦU UỐNG NƯỚC DỪA HẰNG NGÀY CÓ TỐT KHÔNG? (PHẦN 2)
- MẸ BẦU UỐNG NƯỚC DỪA HẰNG NGÀY CÓ TỐT KHÔNG? (PHẦN 1)
- Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn gì tốt cho cả mẹ và con? (PHẦN 2)
- Câu hỏi thường gặp về dinh dưỡng trong giai đoạn cho con bú (PHẦN 2)