Danh mục bệnh
Danh mục sản phẩm
Hỗ trợ Trực tuyến
HOTLINE
Tin tức nổi bật
- Cách tăng IQ cho thai nhi
- Kỹ thuật lấy mẫu phết tế bào cổ tử cung
- Các dấu hiệu nhận biết u xơ tử cung sớm
- Dây rốn quấn cổ thai nhi có gây nguy hiểm cho mẹ và bé ...
- Siêu âm 4D để làm gì?
- Siêu âm nhũ - Tầm soát ung thư vú
- Ra máu bất thường sau mãn kinh
- Ung thư cổ tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng...
- Tầm soát ung thư cổ tử cung: Giải đáp thắc mắc
- Bệnh đái tháo đường thai kỳ
- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị đái tháo đường thai...
- Bánh nhau và những điều mẹ cần biết
- Nhau tiền đạo và những biến chứng nguy hiểm trong thai k...
- Nhau bong non - Có nguy hiểm không?
- Nhau cài răng lược - Nguy cơ cho cả mẹ và bé
Thống kê truy cập
- Đang online: 7
- Tổng truy cập: 980509
1. Dây rốn là gì?
Dây rốn là một đoạn ống dẫn nối giữa bánh nhau và thai nhi. Đóng vai trò vận chuyển oxy, máu và các chất dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi, thông qua nhau thai.
Dây rốn trung bình có chiều dài từ 50 - 60 cm. Tùy vào từng mẹ sẽ có dây rốn dài hơn hoặc dây rốn ngắn hơn. Khi thai nhi vận động trong tử cung, dây rốn càng dài càng làm gia tăng nguy cơ quấn quanh cổ, tay, chân của thai nhi hoặc bị thắt nút. Điều này gây nguy cơ tắc nghẽn mạch máu nuôi thai liên tục hoặc từng phần.
2. Nguyên nhân dây rốn quấn cổ thai nhi?
Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này là do thai nhi trong bụng mẹ chuyển động quá nhiều. Việc này làm tăng nguy cơ dây rốn quàng vào tay, chân, cổ của thai nhi.
Ngoài ra, dây rốn quấn vào cổ thai nhi còn có thể xảy ra nếu:
+ Mẹ mang thai đôi, đa thai.
+ Mẹ dư ối.
+ Dây rốn quá dài hoặc có cấu trúc không tốt.
3. Phát hiện dây rốn quấn cổ bằng cách nào?
Thông qua siêu âm thai có thể chẩn đoán có hay không tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi tại thời điểm khảo sát, vì đa số dây rốn quấn cổ không có dấu hiệu gì biểu hiện ra bên ngoài.
Siêu âm Doppler màu có thể đánh giá lưu lượng máu từ mẹ đến thai qua động mạch rốn và số vòng dây rốn quấn cổ thai nhi.
4. Dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy hiểm không?
Dây rốn quấn cổ thai nhi có thể tự tháo gỡ trong quá trình bé xoay trở và trở lại bình thường trước lúc sinh. Những trường hợp dây rốn quấn cổ lỏng, không có sự chèn ép mạch máu thì sẽ không gây ra nguy cơ trên thai. Thực tế, có rất nhiều ca thai nhi có một đến hai vòng dây rốn quấn cổ vẫn có thể sinh thường và khoẻ mạnh.
Mặc dù biến chứng của dây rốn hiếm khi xảy ra, nhưng trong một vài trường hợp dây rốn quấn cổ chặt hay thắt nút có thể gây ảnh hưởng đến nhịp tim thai, giảm sự phát triển của thai nhi và tăng nguy cơ sinh mổ. Vì vậy, khi thai có dây rốn quấn cổ, đặc biệt trong trường hợp bé bị quấn cổ khi đã lớn ít có khả năng tự tháo gỡ được, thì việc mẹ cần làm đó là thường xuyên theo dõi thai máy và khám thai theo đúng lịch định kỳ của bác sĩ.
Bài viết đã giải đáp các thắc mắc về vấn đề dây rốn quấn cổ ở thai nhi. Tuy nhiên để có thể hiểu chính xác tình trạng và diễn biến sự phát triển của bé, các mẹ có thể đến các bệnh viện hoặc các cơ sở uy tín để thực hiện kiểm tra và theo dõi.
Phòng khám Sản phụ khoa Phước Nguyên với kinh nghiệm hơn 36 năm chăm sóc sức khỏe bà mẹ, sẽ giúp giải đáp các thắc mắc này một cách chi tiết nhất. Để được tư vấn chi tiết, Quý khách vui lòng liên lạc tới số hotline 0902 751 725.
Các bài đăng khác
- CÁC LOẠI VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT CẦN THIẾT TRONG THAI KỲ [PHẦN 1]
- BÀ BẦU UỐNG NƯỚC DỪA HẰNG NGÀY CÓ TỐT KHÔNG? (PHẦN 2)
- MẸ BẦU UỐNG NƯỚC DỪA HẰNG NGÀY CÓ TỐT KHÔNG? (PHẦN 1)
- Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn gì tốt cho cả mẹ và con? (PHẦN 2)
- Câu hỏi thường gặp về dinh dưỡng trong giai đoạn cho con bú (PHẦN 2)