bánh nhau, cấu tạo, chức năng

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA PHƯỚC NGUYÊN

Danh mục sản phẩm

Hỗ trợ Trực tuyến

hỗ trợ

HOTLINE

0908 260 625

Tư Vấn

skype zalo viber

Phone: 028 38 100 799

Đặt hẹn lấy số qua tổng đài

skype zalo viber

Phone: 028.1081 Hoặc 028.1080

Thống kê truy cập

  • Đang online: 2
  • Tổng truy cập: 981645

Trang chủ»Tin tức» Bánh nhau và những điều mẹ cần biết

1. Bánh nhau thai là gì và được hình thành như thế nào?

Nhau thai hay còn gọi là rau thai, bánh nhau, được gắn vào thành tử cung. Nhau là một cơ quan rất quan trọng nối thai nhi với cơ thể mẹ qua dây rốn. Đây là một cơ quan đặc biệt, duy nhất mà cơ thể tạo ra khi bạn mang thai và tự loại bỏ trong quá trình sinh con. Nhau đảm nhận nhiệm vụ cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển, tiết ra một số kích thích tố cần thiết cho cơ thể người mẹ trong quá trình mang thai. Ngoài ra, bánh nhau còn bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng.

Ba tuần sau khi trứng được thụ tinh, nang buồng trứng (hoàng thể) phân rã, bắt đầu sản xuất hormone progesterone và cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Khi thai được 4 tuần, phôi bám vào thành tử cung. Một số tế bào của phôi tách ra, bám sâu hơn vào lớp niêm mạc tử cung. Một trong những tế bào sẽ hình thành và phát triển thành bánh nhau. Bước qua tam cá nguyệt thứ hai, bánh nhau đảm trách việc cung cấp ô xa và các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi, vận chuyển chất thải từ thai nhi vào máu mẹ.

Trong tuần thứ 12 của thai kỳ, bánh nhau có cấu trúc hoàn chỉnh và sẽ tiếp tục tăng trưởng theo kích thước của bé. Điều này giúp bánh nhau có thể cung cấp nhiều oxy và dưỡng chất hơn cho bé.

2. Chức năng của bánh nhau là gì?

Bánh nhau thai đảm nhận nhiệm vụ cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển, vận chuyển dưỡng chất từ mẹ qua thai và các chất thải từ thai về mẹ thông qua dây rốn. Bánh nhau thai mang chất dinh dưỡng đến với thai nhi nhanh và hiệu quả hơn, giúp nuôi dưỡng em bé phát triển hoàn thiện đến khi kết thúc thai kỳ. Ngoài ra, bánh nhau còn bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ bị tác động của nhiều yếu tố từ trong cơ thể mẹ và từ ngoài môi trường vào.

Hô hấp: Sự trao đổi O2 và CO2 giữa máu mẹ và máu con là một quá trình khuếch tán đơn thuần: nhau thai có tác dụng như lá phổi của con người, truyền oxy cho thai nhi. Bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ hít phải nước ối.

Cung cấp dinh dưỡng: nguyên liệu tạo hình và năng lượng cần cho thai nhi đều đưa từ mẹ thông qua qua bánh nhau thai. Các chất dinh dưỡng phải chuyển hóa và đi qua nhau thai, sau đó thai mới sử dụng để tổng hợp lại để trao đổi và tác động lên thai.

Bảo vệ thai nhi

  • Một số kháng nguyên kháng thể trong cơ thể của mẹ có thể đi qua nhau thai. Nhờ đó thai có khả năng miễn dịch thụ động, nhưng cũng có khi nguy hiểm cho thai nhi nếu có sự bất đồng nhóm máu Rh hoặc nhóm máu ABO.
  • Mầm bệnh: Bánh nhau thai ngăn chặn các vi khuẩn xâm nhập vào thai nhi. Tuy nhiên vào tháng cuối một số vi khuẩn có thể đi qua. Một số virus có thể xâm nhập và gây dị dạng cho thai nhi như cúm, sốt, bại liệt,rubella (bệnh sởi Đức), thủy đậu. Do đó trước khi mang thai các bà mẹ nên đi tiêm phòng trước sinh để tránh các mầm bệnh tác động lên bào thai gây ra các bệnh dị dạng bẩm sinh.
  • Thuốc và các hóa chất: Các thuốc qua rau thai trong 3 tháng đầu có thể gây dị dạng cho thai: thuốc động kinh, tetracyclin….Do đó các bà mẹ bị cảm cúm, sốt, ốm nên đến các cơ sở y tế gần nhất để tư vấn và khám chứ không được dùng thuốc khi không có chỉ dẫn của Bác sĩ. Các thuốc qua bánh nhau thai trong những tháng cuối có thể gây độc bào thai.

Giữ vai trò nội tiết

  • Kích thích nội tiết tố loại peptid: hCG, HPL.
  • Các steroid nhau thai: estrogen, progesteron
  • Các steroid khác như 17 ketosteroid, glucocoticoid.

3. Cấu tạo của bánh nhau thai là gì?

Bánh nhau thai, hay còn gọi là rau thai, có hình tròn, đường kính khoảng 15 cm, nặng 1/6 trọng lượng thai nhi (khoảng 400-500 gram), dày 2,5-3 cm, mỏng hơn ở ngoại vi. Mỗi bánh rau gồm 15-20 múi, giữa các múi rau là các rãnh nhỏ. Bánh rau thường bám vào đáy tử cung. Bánh rau hình thành do sự phát triển của màng rụng nền và màng đáy.

Màng rụng ở vùng bánh rau có 3 lớp: lớp đáy, lớp xốp, lớp đặc. Lớp xốp: đây là đường bong sau khi sinh của rau.Trong lớp đặc có sản bào và hồ huyết. Đại đa phần màng này rụng sau sinh và có chảy máu kèm theo.

4. Vị trí của bánh nhau trong tử cung?
Nhau thai bám vào thành tử cung, thường là phía trên, bên cạnh, phía trước hoặc phía sau tử cung, và dây rốn của bé mọc ra từ nó. Trong một số trường hợp hiếm, nhau thai có thể bám vào phần dưới tử cung (nhau tiền đạo).

5. Tác nhân ảnh hưởng đến nhau thai trong suốt thai kỳ?

  • Tuổi của bà mẹ: Một số vấn đề của nhau thai thường gặp hơn ở những thai phụ có tuổi, đặc biệt sau tuổi 40.
  • Vỡ ối sớm: Suốt thai kỳ, bé của mẹ được bao bọc bởi một màng chứa dịch gọi là túi ối. Nếu túi bị rò hoặc vỡ trước khi mẹ chuyển dạ, nguy cơ của một số vấn đề của nhau sẽ tăng lên
  • Tăng huyết áp: người mẹ bị tăng huyết áp sẽ gây ảnh hưởng đến nhau thai.
  • Song hoặc đa thai: Nếu người mẹ đang mang thai nhiều hơn một bé, nguy cơ nhau thai có vấn đề sẽ tăng lên.
  • Rối loạn đông máu: Bất kì tình trạng nào làm suy yếu khả năng đông máu hoặc làm tăng khả năng đông máu sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề về nhau thai.
  • Phẫu thuật tử cung trước đó: Nếu người mẹ từng có can thiệp ngoại khoa vào tử cung, như phẫu thuật mổ lấy thai hoặc bóc u xơ thì rất có nguy cơ cao mắc các vấn đề liên quan đến nhau thai
  • Những vấn đề của nhau thai trước đây: Nếu trong lần mang thai trước đã có vấn đề của nhau thai, rất có thể có nguy cơ cao sẽ gặp lại các vấn đề tương tự.
  • Lạm dụng thuốc: Một số vấn đề nhau thai thường gặp ở các phụ nữ hút thuốc hoặc sử dụng thuốc bất hợp pháp như cocaine suốt thai kỳ.
  • Chấn thương bụng: ngã hoặc va chạm khác làm tăng nguy cơ nhau bị tách rời khỏi tử cung (bóc tách nhau thai hay nhau bong non)

6. Những bệnh lý có thể gặp của nhau thai trong thai kì?

  • Nhau bong non (Placental abruption): Tỉ lệ nhau bong non chiếm khoảng 0,5% thai phụ. Nếu nhau bị tróc ra khỏi thành tử cung trước khi sinh, dù là một phần hay hoàn toàn, tước nguồn cung oxy và dinh dưỡng của bé và làm mẹ chảy máu nghiêm trọng
  • Nhau tiền đạo (Placenta previa): Tình trạng này xảy ra khi nhau thai lấp một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung – cổng ra của tử cung. Tỉ lệ nhau tiền đạo chiếm khoảng 0,5% tổng số phụ nữ mang thai, những người mổ lấy thai càng nhiều lần nguy cơ mắc nhau tiền đạo càng cao, ở những phụ nữ mổ lấy thai từ 4 lần trở lên, tỉ lệ này chiếm 10%.
  • Nhau cài răng lược: Tình trạng này xảy ra khi các mạch máu và các bộ phận khác của nhau thai phát triển sâu vào thành tử cung. Trong các trường hợp nghiêm trọng, nhau thai xâm nhập vào cơ tử cung hoặc phát triển xuyên qua thành tử cung. Tỉ lệ nhau cài răng lược chiếm khoảng 0,35% thai phụ, tuy nhiên tỉ lệ này sẽ tăng lên ở những thai phụ nhiều tuổ, có tiền sử mổ lấy thai, mổ lấy thai nhiều lần.
  • Sót nhau thai (Retained placenta): Nếu nhau thai không được đẩy hoàn toàn ra khỏi buồng tử cung trong vòng 30 phút sau sinh được gọi là sót nhau thai. Sót nhau có thể xảy ra bởi nhau bị mắc kẹt do cổ tử cung đóng một phần hoặc nhau vẫn còn bám vào thành tử cung – dù bám nông (nhau dính) hay bám sâu (nhau cài răng lược). Nếu không được can thiệp, sót nhau có thể gây nhiễm trùng nặng hoặc mất máu nhiều đe dọa tính mạng của sản phụ.

 

Lời khuyên cho các chị em nếu đã mắc phải vấn đề về nhau thai trong thai kỳ trước và đang lên kế hoạch có thêm em bé, hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn các phương pháp giảm nguy cơ mắc phải lần nữa. Lưu ý thông báo cho bác sỹ nếu đã từng phẫu thuật tử cung và trình bày để được theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ.