đái tháo đường thai kỳ

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA PHƯỚC NGUYÊN

Danh mục sản phẩm

Hỗ trợ Trực tuyến

hỗ trợ

HOTLINE

0908 260 625

Tư Vấn

skype zalo viber

Phone: 028 38 100 799

Đặt hẹn lấy số qua tổng đài

skype zalo viber

Phone: 028.1081 Hoặc 028.1080

Thống kê truy cập

  • Đang online: 5
  • Tổng truy cập: 953333

Trang chủ»Tin tức» Bệnh đái tháo đường thai kỳ

 

1. Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Bệnh đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24 – 28. Đái tháo đường thai khi nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Vì vậy, khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con trong suốt thai kỳ.

2. Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường thai kỳ là gì?

Triệu chứng bệnh đái tháo đường thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng, nhưng mẹ bầu sẽ gặp một số biểu hiện giống những người mắc bệnh đái tháo đường:

  • Luôn cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều.
  • Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy, khó chịu,...
  • Khó lành các vết trầy xước, vết thương.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.
  • Nước tiểu có nhiều kiến bâu,...

3. Đối tượng dễ mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai?

  • Tiền sử gia đình có trên 30: Thừa cân, béo phì.
  • Chỉ số cơ thể ( BMI) trên 30: Thừa cân, béo phì.
  • Tuổi trên 25
  • Tiền sử bản thân có đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
  • Trước đây đã sinh một bé nặng trên 4,1 kg hoặc một thai chết lưu không rõ nguyên nhân.

4. Thời điểm tầm soát đái tháo đường thai kỳ?

  • Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ (đối với ĐTĐ chưa được chẩn đoán trước đây) tại lần khám thai đầu tiên đối với những người có các yếu tố nguy cơ của ĐTĐ.
  • Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán ĐTĐ trước đó.
  • Thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán ĐTĐ thật sự (bền vững): ở phụ nữ có ĐTĐ thai kỳ sau khi sinh từ 4 đến 12 tuần. Dùng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống và các tiêu chuẩn chẩn đoán không mang thai phù hợp trên lâm sàng.
  • Ở phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai kỳ nên thực hiện xét nghiệm để phát hiện sự phát triển ĐTĐ hay tiền ĐTĐ ít nhất mỗi 3 năm một lần.
  • Phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai kỳ, sau đó được phát hiện có tiền ĐTĐ: cần được điều trị can thiệp lối sống tích cực hay metformin để phòng ngừa ĐTĐ.

5. Biến chứng khi mắc đái tháo đường thai kỳ?

Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thai phụ, bệnh đái tháo đường khi mang thai còn tiềm ẩn một số nguy cơ cho em bé như: 

  • Tăng trưởng quá mức và thai to: Lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở người mẹ là nguyên nhân khiến thai nhi phát triển quá nhanh, dẫn tới cân nặng lúc sinh khá to (thường là trên 4kg). Thai quá lớn sẽ dễ gặp phải chấn thương trong lúc sinh hoặc không thể sinh thường.
  • Sinh non: Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh con trước ngày dự sinh của thai phụ. Hoặc thai phụ được khuyến nghị sinh sớm vì em bé đã quá lớn.
  • Khó thở nghiêm trọng: Trẻ sinh non từ những bà mẹ mắc bệnh có nguy cơ gặp phải hội chứng suy hô hấp – một tình trạng gây khó thở.
  • Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết): Đôi khi, em bé sinh ra từ mẹ bị tiểu đường khi mang thai sẽ đối diện với tình trạng lượng đường trong máu thấp ngay sau khi chào đời. Không chỉ vậy, những đợt hạ đường huyết nghiêm trọng còn có thể gây co giật cho bé. Cần cho bé ăn ngay hoặc truyền dung dịch qua đường tĩnh mạch nhằm đưa lượng đường trong máu của bé trở lại bình thường.
  • Dị tật bẩm sinh.
  • Tử vong ngay sau sinh.
  • Tăng hồng cầu, vàng da sơ sinh.
  • Nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành.
  • Thai chết lưu: Đái tháo đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt có thể khiến thai nhi tử vong trước hoặc ngay sau khi sinh.

Trong khi đó, đối với thai phụ bị đái tháo đường trong thai kỳ, các biến chứng sức khỏe có thể xảy ra là:

  • Tăng huyết áp khi mang thai và tiền sản giật: Đây là hai biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ, có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và con.
  • Sinh mổ: Vì em bé quá to không thể sinh thường, nên nhiều khả năng bạn sẽ phải sinh mổ nếu bị tiểu đường thai kỳ.
  • Tăng nguy cơ sinh non.
  • Tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên 
  • Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Mắc bệnh đái tháo đường trong tương lai: Bạn có nguy cơ gặp lại tình trạng này trong lần mang thai tiếp theo. Không chỉ vậy, bạn còn có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 khi về già.

6. Phòng ngừa bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai?

Không có gì đảm bảo có thể ngăn ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ nhưng vẫn nên áp dụng những thói quen lành mạnh trước khi mang thai thì càng tốt. Nếu bị đái tháo đường thai kỳ, những thói quen lành mạnh cũng có thể làm giảm nguy cơ bị tái phát trong lần mang thai tiếp theo.

  • Ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe: Chọn thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo, calo. Tập trung vào trái cây, rau và ngũ cốc. Đa dạng các loại thực phẩm để không ảnh hưởng đến hương vị hoặc dinh dưỡng
  • Tăng cường vận đông: Tập thể dục trước và trong khi mang thai có thể giúp hạn chế mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Đặt mục tiêu 30 phút hoạt động mỗi ngày như đi bộ, bơi, yoga…
  • Duy trì cân nặng: Nếu đang có kế hoạch mang thai thì nên giảm cân trước để có thai kỳ khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, thai phụ mắc đái tháo đường cần lắng nghe và tuân thủ sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để giữ an toàn cho sức khỏe cả mẹ và bé.