PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA PHƯỚC NGUYÊN

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA PHƯỚC NGUYÊN

Danh mục sản phẩm

Hỗ trợ Trực tuyến

hỗ trợ

HOTLINE

0908 260 625

Tư Vấn

skype zalo viber

Phone: 028 38 100 799

Đặt hẹn lấy số qua tổng đài

skype zalo viber

Phone: 028.1081 Hoặc 028.1080

Thống kê truy cập

  • Đang online: 5
  • Tổng truy cập: 950532

Trang chủ»Danh mục bệnh» TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

Chủ đề: Sức khỏe Các chuyên gia y tế nhìn nhận rằng ung thư cổ tử cung là một gánh nặng rất lớn về sức khỏe, tâm lý và xã hội đối với phụ nữ khắp nơi trên thế giới.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư đứng hàng thứ hai sau ung thư vú ở nữ giới. Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 500.000 trường hợp mới mắc và khoảng 274.000 người tử vong vì ung thư cổ tử cung, phần lớn thuộc các nước đang phát triển (85%). Thế giới, cứ mỗi 2 phút có 01 người chết vì ung thư cổ tử cung, ở Châu Á Thái Bình Dương mỗi 4 phút có một người chết vì ung thư cổ tử cung. Theo dự đoán của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế đến năm 2050, trên thế giới hàng năm có hơn 1 triệu trường hợp mới mắc ung thư cổ tử cung.

Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm cả nước có hơn 13.500 ca mắc mới ung thư cổ tử cung; tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi của ung thư cổ tử cung trên cả nước là 15,7/100.000 dân. Đây là số liệu của Dự án Phòng chống ung thư quốc gia của Việt Nam tổng kết sau 2 năm 2008 – 2010.

Đâu là thủ phạm gây ung thư ?

Thủ phạm hàng đầu gây ung thư cổ tử cung là nhiễm virus HPV. Một số yếu tố được xem là tăng nguy cơ nhiễm HPV và phát triển ung thư cổ tử cung như:
- Phụ nữ có quan hệ tình dục sớm (trước 18 tuổi) hoặc quan hệ với nhiều người
- Sinh đẻ nhiều (từ trên 4 lần); hút thuốc lá;
- Tình trạng suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là viêm sinh dục do nhiễm Trichomonas, Chlamydia trachomatis, Herpes simplex virus type 2 (HSV2)…
- Các yếu tố khác như: nghèo nàn, lạc hậu, vệ sinh kém, thực phẩm nghèo chất dinh dưỡng (sinh tố A, C, acid folic, trái cây, rau tươi…)…

Tầm soát ung thư cổ tử cung ta phải làm gì ?
Để tầm soát ung thư cổ tử cung cần phải khám phụ khoa định kỳ mỗi sáu tháng một lần cùng với phối hợp các biện pháp xét nghiệm sau:
- Phết tế bào cổ tử cung.
- Xét nghiệm tầm soát HPV.
- Quan sát cổ tử cung với acid acetic.

64 560x475 Vì sao phải tầm soát ung thư cổ tử cung?

Khi nào tầm soát ung thư cổ tử cung ?
Tất cả chị em phụ nữ trong tuổi hoạt động tình dục, đã có quan hệ nên được khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung.

Thời điểm để thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung, tất cả phụ nữ nên bắt đầu làm xét nghiệm 3 năm sau lần giao hợp đầu tiên. Sau đó, lặp lại mỗi năm.

Bắt đầu từ 30 tuổi, nếu 3 lần xét nghiệm liên tiếp đều bình thường thì có thể lặp lại mỗi 2 năm sau đó. Tuy nhiên, nên lặp lại mỗi năm trong các trường hợp sau: nhiễm HPV, nhiễm HIV, ghép tạng, hóa trị (do ung thư khác), có uống thuốc nhóm steroid lâu ngày.

Phụ nữ trên 70 tuổi có thể ngưng xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung nếu trong 10 năm (từ 60 tuổi đến 70 tuổi) không có 1 lần xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung bất thường.

Phụ nữ đã được cắt tử cung vì u xơ tử cung… nhưng còn chừa lại cổ tử cung thì cũng cần được xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung theo các hướng dẫn trên.

Bạn cần biết!
• Khi kết quả tầm soát bất thường, các bước cần thực hiện tiếp theo để có kết quả chẩn đoán xác định là: Soi cổ tử cung; sinh thiết cổ tử cung; khoét chóp cổ tử cung.

TTT: Thưa bác sĩ, độ tuổi nào dễ bị ung thư cổ tử cung nhất ?

Trả lời: Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra với bất kỳ ai và đặc biệt, bệnh thường gặp ở phụ nữ ở 35 – 40 tuổi trở đi. Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ lứa tuổi 15 – 44. Tuy nhiên, hiện nay ung thư cổ tử cung có xu hướng trẻ hóa. Vì vậy để có thể phòng ngừa tốt nhất, chúng ta nên thường xuyên tầm soát ung thư cổ tử cung.

Có dấu hiệu hoặc triệu chứng để nhận biết bệnh không ?

Giai đoạn tiền ung thư hầu như không có triệu chứng gì, do đó chị em không thể nhận biết mình mắc bệnh nếu không đi khám phụ khoa. Khi đã ở những giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể có những biểu hiện như ra huyết trắng có mùi hôi, có lẫn máu, chảy máu âm đạo sau giao hợp hoặc sau khi làm việc nặng dù không đang ở chu kỳ kinh nguyệt. Nặng hơn có thể chảy dịch có lẫn máu ở âm đạo, kèm theo đau bụng, lưng, vùng chậu và chân.

Nếu chị em thấy mình có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên thì hãy đến gặp bác sĩ ngay. Không nên coi thường và bỏ qua những triệu chứng này. Khi các triệu chứng bị bỏ qua thì ung thư sẽ có thời gian để tiến triển đến những giai đoạn muộn hơn và việc điều trị sẽ càng khó khăn.

Để phòng bệnh, có nên tiêm chủng ngừa ung thư cổ tử cung không, thưa bác sĩ ?

Ở Việt Nam, mỗi ngày có khoảng 9 người phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung và 17 trường hợp mới được chẩn đoán.

Virus HPV (Human Palpilomavirus) virus sinh u nhú ở người là nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung và các bệnh nghiêm trọng khác. Cứ 5 người phụ nữ thì có 4 người có thể bị nhiễm HPV trong đời.
Không có phương pháp nào xác định ai sẽ tự khỏi và sẽ mắc những bệnh nghiêm trọng trên.|
Việc chủng ngừa HPV cho bé gái và phụ nữ từ 9 – 26 tuổi là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung an toàn và hiệu quả.

 

           Phòng khám sản phụ khoa Phước Nguyên 

 

 

 

Địa chỉ cũ:         E1 khu phố chợ Hoàng Hoa Thám - P. 13 - Q. Tân Bình - TP.HCM

 

Địa chỉ mới:    15/46 Hoàng Hoa Thám - Phường 13 - Quận Tân Bình - Tp HCM

 

                    (Cạnh chợ Hoàng Hoa Thám - P. 13, Q. Tân Bình)

 

Hotline:          0908 260 625     -    Tư vấn:    0838 100 799

 

                    Đặt hẹn khám bệnh qua tổng đài  Tell: 081081  ( đặt hẹn trước 1 ngày hoặc trong ngày )

 

Email:            phuocnguyen@sanphukhoaphuocnguyen.com

 

Website:       http://sanphukhoaphuocnguyen.com/    http://sanphukhoangoaigio.vn/